Câu lạc bộ làm cha mẹ tốt. Cùng nhau trang bị kiến thức làm cha mẹ
Roi vọt không dạy trẻ nên người. Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.  
  Thư mời hội thảo cho các bà mẹ ngày 16 tháng 06 năm 2012
  Chúc mừng năm mới
  Thông báo các khóa tập huấn Kỹ năng làm cha mẹ tốt
  Lịch học của CLB
  Phiếu đăng ký khóa học
  Thư ngỏ
  Giới thiệu CLB làm cha mẹ tốt
  (New) Chuyện bây giờ mới kể
  Công ước quyền trẻ em
  Những tâm sự thầm kín trong lớp học làm cha mẹ
  Một số hình ảnh của CLB
  Tin tức triển khai CLB tại địa phương
  Tiến trình lớp học
  => Một số hình ảnh buổi 1 của CLB4
  => Buổi học đầu tiên của CLB 1
  => Buổi học cuối cùng của CLB1- 2010
  => Các tin đã đăng
  Thông tin liên hệ
  Bạn đã làm tốt?
  Phóng sự CLB trên VTV4
Liên hệ với chúng tôi để tham gia khóa học. Thanh Bình 0972.27.11.77 Hà Thành 0912.424.809 Email: BanchunhiemLCM@Gmail.com
Today, there have been 6 visitors (10 hits) on this page!
Buổi học cuối cùng của CLB1- 2010
Buổi nói chuyện với chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành đã kết thúc khóa tập huấn Kỹ năng làm cha mẹ của CLB1.

Khác với các buổi tập huấn khác, lớp học được xếp vòng tròn như một cuộc nói chuyện với nhau.
Tại đây học viên được viết lên thẻ 1 điều mà mình đã áp dụng thành công nhất qua khóa học vừa rồi và 1 thẻ nói lên điều mình còn trăn trở chưa áp dụng được sau khóa học này.

Mỗi học viên đều được giải đáp những khó khăn của mình tại đây. Sau đây là một số chia sẻ chúng tôi đã ghi nhận lại.

Chồng chị H (học viên tích cực, sau khi vừa sinh em bé đã cắt cử chồng đi học thay): Không nên quát mắng trẻ vì như vậy sẽ làm xa rời khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Khi trẻ mắc lỗi mà bố mẹ có thói quen cao giọng để hỏi hoặc chụp mũ luôn cho trẻ --> trẻ sẽ không có cơ hội bày tỏ và nó sẽ xa lánh và không còn chia sẻ với bố mẹ nữa.

Chị P muốn con ăn rau ăn thịt một cách tự nguyện chứ không phải  thường xuyên băm nhỏ hoặc chiên hoặc rán như hiện tại. Mục đích của chị là để con có thể thích nghi trong mọi hoàn cảnh sau này.
--> Nếu không ăn rau mà con vẫn đảm bảo lượng đạm và vitamin qua các loại hoa quả khác thì không nên ép vì theo thống kê có 2% người gặp vấn đề sinh lý với một số loại thức ăn. Thay vì ép con ăn thì mẹ nên hướng dẫn cho trẻ cách cư xử khi phải ngồi cùng bàn ăn với người khác với những đồ ăn không ưa thích

Chị A vẫn trăn trở vì con thường ăn vạ quăng quật đồ khi không vừa ý hoặc tức giận.
--> nên tuân thủ nguyên tắc của Kỷ luật tích cực. Và cho trẻ thấy được cảm xúc của người lớn khi trẻ làm điều đó.

Con không chịu tập trung học (Chị của con cũng bằng 4 tuổi như con bây giờ thì rất tập trung).
--> Mỗi trẻ có một cá tính khác nhau và độ tập trung khác nhau. Một số trẻ sẽ không lấy những điểm mạnh của anh/chị hoặc em mình để làm thế mạnh của mình mà sẽ tìm cách khác --> để gây chú ý đến người lớn. Vì vậy bố mẹ cần hiểu đặc tính của con mình và xét trong mối quan hệ gia đình để tìm hiểu nguyên nhân của trẻ. Trương hợp bố mẹ vẫn muốn luyện độ tập trung của con thì nên làm cách sau: Ban đầu cho trẻ tô màu của 1 con mèo nhưng con mèo đó phải rất bé để trẻ có thể dễ dàng hoàn thành công việc của mình. Qua một vài lần như vậy trẻ sẽ hiểu rằng mình có khả năng làm được --> lúc đó mới tăng dần mức độ lên. Hoặc chỉ cần trẻ tô được 1 cái tai của con mèo là đã khen rồi. Nhưng lưu ý là lời giao việc phải rõ ràng (tô hết con mèo hay chỉ tô 1 tài con mèo thôi) để trẻ thấy mình đã hoàn thành được một công việc.

Chị M muốn dạy con cách tự vệ khi ở trường và ngoài xã hội: Nếu nói con bị bắt nạt thì mách cô giáo nhưng nếu con thường xuyên mách cô thì lại thành hay mách lẻo, muốn dạy con phải biết đánh lại bạn thì sau này con sẽ trở thành côn đồ, muốn dạy con biết nhường nhịn bạn thì lại sợ con thiệt thòi. Làm sao để cân bằng các vấn đề trên?
--> Câu trả lời là đừng bắt con luôn phải nhường bạn. Điều quan trọng là cha mẹ nên gần gũi và hỏi han con cái để biết con mình có vị thế như thế nào trong lòng bạn bè để biết ở lớp con có những hành xử như thế nào. Bạn nên hướng dẫn con "khi con bị bạn bắt nạt thì trước tiên phải đẩy bạn ra, sau đó chạy ra trước mặt cô để cô nhìn thấy". Hãy hỏi con: thế trong trường hợp như vậy thì con thích làm gì (hỏi để biết cảm giác của con muốn gì). Nếu con nói là "Con muốn đánh bạn" thì hãy nói "vậy mai con hãy thử làm như con muốn".

Những câu hỏi về giới tính của trẻ: có nên trả lời cho trẻ biết?
--> câu trả lời là: nên giải thích cho trẻ hiểu tùy theo lứa tuổi của trẻ. Nếu đã giải thích thì phải giải thích đúng không được nói sai. Vì sau này khi lớn lên trẻ biết bố/mẹ nói sai trẻ sẽ không tin vào những lời giải thích sau nữa.

Tuổi nào là tách giường với cha mẹ hợp lý nhất:
-> 3 tuổi là tuổi tách giường hợp lý nhất vì khi đó trẻ thích khẳng định mình. Bố mẹ có thể cho trẻ một cái giường mới hoặc các đồ vật mới trên chiếc giường đó để trẻ thấy thích thú. Không nên để trẻ > 6 tuổi ngủ cùng với bố mẹ vì 6 tuổi giấc ngủ của trẻ không còn sâu như trước --> nguy cơ trẻ trông thấy cảnh bố mẹ yêu nhau sẽ nhiều hơn --> lúc đó ấn tượng của trẻ sẽ rất lớn.


 
Mỗi ngày qua đi con bạn một lớn khôn. Bạn đã làm gì cho mục tiêu làm cha mẹ của mình?  
   
Câu lạc bộ làm cha mẹ tốt  
  Chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ làm cha mẹ tốt để cùng học hỏi các kỹ năng làm cha mẹ.

Câu lạc bộ của chúng tôi cung cấp cho các bạn các nội dung sau:

- Biết các giai đoạn phát triển của trẻ (tâm lý từng giai đoạn)
- Kỹ năng lắng nghe trẻ
- Kỹ năng nói KHÔNg với trẻ
- Xây dựng lòng tự trọng cho trẻ
- Xây dựng nề nếp trong gia đình
- Kiểm soát căng thẳng trong quá trình nuôi dạy trẻ
- Kỷ luật tích cực
 
Bạn đã hiểu con bạn?  
  Giả sử con bạn 6 tháng tuổi. Nửa đêm bé khóc ngằn ngặt mà không chịu ngủ. Theo bạn thì bé bị làm sao?  
Bạn đã biết cách khuyến khích con bạn?  
  Con bị điểm 5. Khi bé về nói với bạn, bạn sẽ nói gì với con?  
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free