Liên hệ với chúng tôi để tham gia khóa học.
Thanh Bình 0972.27.11.77
Hà Thành 0912.424.809
Email: BanchunhiemLCM@Gmail.com
Today, there have been 5 visitors (7 hits) on this page!
Quyền bảo vệ
Trẻ em là những người còn rất non nớt, về thể xác và tinh thần các em cẩn sự giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái với pháp lậut, dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi…. Chính vì thế trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, có nhiều điều khoản để bảo vệ trẻ em
Toàn bộ Công ước về Quyền trẻ em quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em khỏi:
- Sự bỏ rơi
- Các tình huống nguy hiểm và chiến tranh
- Sự lạm dụng và bóc lột
- Phân biệt đối xử
1. Tất cả các trẻ em do tuổi thơ cũng như đặc điểm phát triển của mình cần được bảo vệ đặc biệt, không phân biệt giới tính, quốc tịch, văn hoá và những yếu tố khác.
2. Trẻ em vẫn phải còn phải chịu đau khổ do các vi phạm của người lớn xuất phát từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội .
3. Thực tế cuộc sống xã hội đã nảy sinh những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt: tì lệ trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phạm pháp, trẻ em nghiện hút ngày càng gia tăng (số trẻ em lang thang: 19.047. Số trẻ em nghiện hút: 2855. Số trẻ em tàn tật 193.148. Số trẻ em mồ côi 155.157- UNICEF 2000)
4. Toàn bộ công ước về Quyền trẻ em quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em khỏi:
Sự bỏ rơi : Bao gồm sự bỏ rơi của bố mẹ hoặc xã hội, tước đi sự chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đối với trẻ.
Các tình huống khẩn cấp và chiến tranh: Bao gồm những yếu tố gây ra sự đe doạ khẩn cấp đới với sự sống còn và phát triển của trẻ em. Trẻ em tị nạn, trẻ em sống trong bối cảnh xung đột vũ trang và trẻ em làm trái pháp luật được quy định có những biện pháp bảo vệ đặc biệt.
Sự lạm dụng và bóc lột: Công ước cũng quy định việc phục hồi và tái hoà nhập cho trẻ em là nạn nhân của sự lạm dụng, bóc lột về kinh tế, tình dục và các hình thức khác. Công ước cũng kêu gọi bảo vệ trẻ em khỏi nạn bắt cóc, buôn bán.
Phân biệt đối xử: Công ước cũng bảo vệ trẻ em gái, trẻ em tàn tật, trẻ em tị nạn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em bản xứ khỏi bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào. Trong khi công ước ủng hộ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nó cũng yêu cầu quan tâm đến trẻ em bất hạnh, những đối tượng đòi hỏi phải có hành động tích cực nhằm giảm bớt hoặc xoá bỏ nạn phân biệt đã bị ngăn cấm trong công ước.
PHỤ LỤC
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN TỚI SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ, BÓC LỘT, CÁC TÌNH HUỐNG KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
Điều 2
Không phân biệt đối xử
Điều 7
Quyền có tên và quốc tịch
Điều 10
Quyền được đàon tụ với gia đình
Điều 11
Không được buôn bán trẻ em bất hợp pháp và Quyền được trở về
Điều 16
Quyền riêng tư
Điều 19
Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và bị bỏ rơi
Điều 20
Bảo vệ trẻ em trong gia đình
Điều 21
Nhận lảm con nuôi
Điều 22
Trẻ em tị nạn
Điều 25
Kiểm tra định kỳ trẻ em được giám hộ
Điều 32
Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động
Điều 33
Chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý
Điều 34
Quyền chống bóc lột về mặt tình dục
Điều 35
Quyền được bảo vệ và chống lại việc buôn bán và bắt cóc trẻ em
Điều 36
Quyền được bảo vệ và chống lại các hình thức bóc lột khác
Điều 37
Quyền được bảo vệ và chống lại việc tra tấn và tước đoạt tự do
Điều 38
Bảo vệ trẻ em trong các xung đột trẻ em
Điều 39
Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc, phục hồi
Điều 40
Toà án vị thành niên
Mỗi ngày qua đi con bạn một lớn khôn. Bạn đã làm gì cho mục tiêu làm cha mẹ của mình?
Câu lạc bộ làm cha mẹ tốt
Chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ làm cha mẹ tốt để cùng học hỏi các kỹ năng làm cha mẹ.
Câu lạc bộ của chúng tôi cung cấp cho các bạn các nội dung sau:
- Biết các giai đoạn phát triển của trẻ (tâm lý từng giai đoạn)
- Kỹ năng lắng nghe trẻ
- Kỹ năng nói KHÔNg với trẻ
- Xây dựng lòng tự trọng cho trẻ
- Xây dựng nề nếp trong gia đình
- Kiểm soát căng thẳng trong quá trình nuôi dạy trẻ
- Kỷ luật tích cực
Bạn đã hiểu con bạn?
Giả sử con bạn 6 tháng tuổi. Nửa đêm bé khóc ngằn ngặt mà không chịu ngủ. Theo bạn thì bé bị làm sao?
Bạn đã biết cách khuyến khích con bạn?
Con bị điểm 5. Khi bé về nói với bạn, bạn sẽ nói gì với con?