Câu lạc bộ làm cha mẹ tốt. Cùng nhau trang bị kiến thức làm cha mẹ
Roi vọt không dạy trẻ nên người. Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.  
  Thư mời hội thảo cho các bà mẹ ngày 16 tháng 06 năm 2012
  Chúc mừng năm mới
  Thông báo các khóa tập huấn Kỹ năng làm cha mẹ tốt
  Lịch học của CLB
  Phiếu đăng ký khóa học
  Thư ngỏ
  Giới thiệu CLB làm cha mẹ tốt
  (New) Chuyện bây giờ mới kể
  Công ước quyền trẻ em
  => Quyền sống còn
  => Quyền bảo vệ
  => Quyền phát triển
  => Quyền tham gia
  Những tâm sự thầm kín trong lớp học làm cha mẹ
  Một số hình ảnh của CLB
  Tin tức triển khai CLB tại địa phương
  Tiến trình lớp học
  Thông tin liên hệ
  Bạn đã làm tốt?
  Phóng sự CLB trên VTV4
Liên hệ với chúng tôi để tham gia khóa học. Thanh Bình 0972.27.11.77 Hà Thành 0912.424.809 Email: BanchunhiemLCM@Gmail.com
Today, there have been 2 visitors (2 hits) on this page!
Quyền phát triển

* Định nghĩa về Quyền được phát triển

Các Quyền được phát triển bao gồm tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức) và Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội


a- Quyền được thông tin

Điều 17 trong công ước Quyền trẻ em có nêu: Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với những thông tin và tài liệu có xuất xứ từ các nguồn khác nhau, phải khuyến khích các phương tiện thông tin đại  chúng truyền bá thông tin có ích lợi về mặt xã hội và văn hóa đối với trẻ em, nhà nước phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hiểm.

Như vậy trẻ em có Quyền được thông tin một cách đầy đủ, giúp cho trẻ em phát triển tri thức, có thêm hiểu biết xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các em cần được cung cấp thông tin để hiểu rõ về sự thay đổi của bản thân ở tuổi dậy thì, các vấn đề xã hội đang tác động đến sức khỏe và sự phát triển của các em.

b – Quyền được giáo dục

Điều 28, 29 có nêu mọi trẻ em đều có Quyền được học tập. nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buột và miễn phí. Nhà trường tôn trọng các Quyền và nhân phẩm của trẻ em. Giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, tinh thần và thể chất ở mức độ cao nhất. Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp sau này, giáo dục trẻ biết kính trọng cha mẹ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng văn hóa và giá trị của người khác.

c- Quyền được vui chơi giải trí và tham gia các họat độn văn hóa

Điều 31 có nêu, trẻ em có Quyền vui chơi, giải trí và tham gia vào các họat động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí lành mạnh giúp cho các em phát triển về tinh thần và thể chất

d- Quyền được tự do tín ngưỡng

Điều 14 có nêu nhà nước phải tôn trọng Quyền của trẻ em được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo theo sự hướng dẫn thích hợp của cha mẹ.

e – Quyền được phát triển về nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý)

Các điều 5,6,13,14,15,56 có nêu nhà nước tôn trọng các Quyền và trách nhiệm của cha mẹ, gia đình hướng dẫn trẻ phát triển năng lực của các em. Mọi trẻ em có Quyền được sống, nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của trẻ. Trẻ em có Quyền tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.

Trẻ em có Quyền kết bạn, giao lưu với trẻ em khác và tham gia các họat động tập thể, gia nhập hoặc lập hội.

g – Quyền phát triển sức khỏe và thể lực

Điều 24 có nêu trẻ em có Quyền được hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất, được chăm sóc y tế, đảm bảo cho tất cả mọi trẻ em được hưởng những dịch vụ được chăm sóc sức khỏe.

- Quyền được lắng nghe.

Điều 12, 13 có nêu ý kiến của trẻ, phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em.


 

2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện Quyền phát triển của trẻ em.

Thực hiện Quyền phát triển của trẻ em nhằm phát triển tòan diện nhân cách của trẻ -  những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình có trách nhiệm đảm bảo Quyền được nuôi dưỡng và được có mức sống đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ tốt về mặt thể lực, tình cảm đạo đức. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục hòan thiện nhân cách  phát triển trí tuệ, văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí. Xã hội có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ Quyền chăm sóc y tế, Quyền có họ tên khai sinh, quốc tịch, Quyền tự do tham gia các tổ chức đòan thể, Quyền thu nhận thông tin, tự do tính ngưỡng.

- Giáo viên cần phải

+ Tôn trọng nhân cách trẻ em

+ Tạo điều kiện cho trẻ được họat động vui chơi giải trí tham gia các họat động văn hóa nghệ thuật

+ Cung cấp cho trẻ những thông tin có ích và ngăn chặn những thông tin có thể có hại đến tư tưởng tình cảm của trẻ em

+ Tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến, tôn trọng và giải quyết các ý kiến của trẻ em

+ Lắng nghe ý kiến của các em

+ Trao đổi tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng thực hiện Quyền phát triển của trẻ em

 

V. PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN PHÁT TRIỂN:

- Điều 17: Quyền được thông tin

- Điều 28, 29: Quyền được giáo dục

- Điều 31 : Quyền vui chơi giải trí

- Điều 31 : Quyền tham gia vào các họat động văn hóa

- Điều 14 Quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng

- Điều 5, 6, 13, 14, 15 : Quyền được phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý)

- Điều 24 :  Quyền phát triển sức khỏe và thể lực

- Điều 12, 13 : Quyền được lắng nghe

 

PHỤ LỤC 2

1. Lan là học sinh lớp 5, em học giỏi được cô giáo và các bạn yêu quý, nhưng vì nhà nghèo, bó nghiện rượu, mẹ phải tần tảo nuôi 5 chị em Lan. Bố của Lan bắt em phải nghỉ học để ở nhà giúp mẹ. Lan cố gắng thuyết phục nhưng không được Lan rất buồn và mong ước được đến trường.

2. Ngọc là cô gái có giọng hát hay và hay hát. Ngọc được cô giáo và các bạn giới thiệu tham gia vào đội văn nghệ của trường chuẩn bị cho ngày 20/11. Khi các bạn đến rủ Ngọc đi tập văn nghệ, Ngọc xin phép bố mẹ nhưng bố nhất định không cho đi, Ngọc đã trốn đi và bị bố đánh trước mặt bạn bè của Ngọc.

3. Tuấn là một học trò thông minh, được nhiều bạn bè yêu quý nên bạn bè rất hay gọi điện cho Tuấn. Bố mẹ Tuấn cho rằng các bạn có thể sẽ rủ Tuấn đi chơi nên thường quản lý bằng cách nghe trộm điện thọai. Một hôm Phương gọi điện mời Tuấn đến nhà chơi. Tuấn xin phép bố mẹ, nhưng chưa kịp nói lý do thì bố mẹ đã không cho đi. Tuấn tỏ ra bực tức khi biết bố mẹ thường xuyên nghe trộm điện thọai của mình.

4. Bố mẹ Đức đã ly hôn, bố đã đi lấy vợ và mẹ củng đi lấy chống, còn em ở nhà với bà. Vì bà quá già yếu, không nuôi được em, nên gửi cho người bác ruột nuôi dưỡng. Em đã bị ngược đãi. Cả nhà sai khiến mọi việc em không có thời gian học bài. Đức học ngày một kém đi vì kém đi vì mệt mỏi và buồn tủi, em đã bỏ nhà đi lang thang.

 

PHỤ LỤC 3

 

 

CÂY PHÁT TRIỂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 
 
Mỗi ngày qua đi con bạn một lớn khôn. Bạn đã làm gì cho mục tiêu làm cha mẹ của mình?  
   
Câu lạc bộ làm cha mẹ tốt  
  Chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ làm cha mẹ tốt để cùng học hỏi các kỹ năng làm cha mẹ.

Câu lạc bộ của chúng tôi cung cấp cho các bạn các nội dung sau:

- Biết các giai đoạn phát triển của trẻ (tâm lý từng giai đoạn)
- Kỹ năng lắng nghe trẻ
- Kỹ năng nói KHÔNg với trẻ
- Xây dựng lòng tự trọng cho trẻ
- Xây dựng nề nếp trong gia đình
- Kiểm soát căng thẳng trong quá trình nuôi dạy trẻ
- Kỷ luật tích cực
 
Bạn đã hiểu con bạn?  
  Giả sử con bạn 6 tháng tuổi. Nửa đêm bé khóc ngằn ngặt mà không chịu ngủ. Theo bạn thì bé bị làm sao?  
Bạn đã biết cách khuyến khích con bạn?  
  Con bị điểm 5. Khi bé về nói với bạn, bạn sẽ nói gì với con?  
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free